Chào mừng bạn đến với Beyond U,

    Đăng ký

Chứng nhận Ecogarantie và Ecocert có ý nghĩa như thế nào?

Các sản phẩm có chứng nhận Ecogarantie hay Ecocert sẽ ít nhất đảm bảo với chúng ta rằng đã có bên độc lập xác nhận sản phẩm đó đạt những tiêu chuẩn nhất định. Những tiêu chuẩn này có thể khác nhau ở những chứng nhận khác nhau từ mỗi quốc gia. Tuy nhiên thông thường sẽ phải đảm bảo tối thiểu những tiêu chí tỷ lệ nhất định để được chứng nhận bao gồm trong đó sự an toàn, tính thân thiện môi trường. Bài viết này sẽ nói về chứng nhận Ecogarantie và Ecocert.

 

 

ve chung nhan huu co Ecogarantie


 

1. Chứng nhận Ecogarantie
 

Ecogarantie là một nhãn chứng nhận của Bỉ để chứng nhận các sản phẩm hàng hóa sinh thái, bền vững, hữu cơ có cấp độ ở cộng đồng châu Âu. Ecogarantie xem nguyên tắc phát triển bền vững là nguyên tắc chủ đạo cho sự phát triển trong tương lai của toàn xã hội trên khắp thế giới.

Năm 2005, Ecogarantie ra đời như một bộ quy cách duy nhất, được kiểm tra hằng năm, cho các sản phẩm sinh thái, bền vững từ sản phẩm chăm sóc cá nhân đến các sản phẩm giặt tẩy.
Nằm trong luật pháp châu Âu, nhãn hiệu này được quản lý bởi Probila-Unitrab, liên minh giữa các nhà chế biến và nhà phân phối các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ quốc gia.



Chỉ những sản phẩm đạt tiêu chuẩn Ecogarantie mới có nhãn chứng nhận này trên sản phẩm.

 

 

chung nhan Ecogarantie



Ecogarantie cam kết những tiêu chuẩn dựa trên sự phát triển bền vững, sự tôn trọng cân bằng sinh thái giữa cây cỏ, động vật và con người, và mong đợi của người tiêu dùng.

Thành phần sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm có chứng nhận Ecogarantie phải đảm bảo những tiêu chí sau.

+ Sự phát triển bền vững: bao gồm sự tôn trọng quyền cá nhân, sự đối xử có đạo đức, chính sách giá hợp lý, chú trọng đến thành phần nguyên chất, có thể tái sử dụng được.

+ Các sản phẩm có nhãn Ecogarantie phải: phải được trồng theo hướng hữu cơ nếu có thể, không thử nghiệm trên động vật, nguyên liệu gốc từ địa phương có thể tái chế, minh bạch nguồn gốc hàng hóa, không hóa chất tổng hợp nguy hại, không chứa GMO hay sử dụng kỹ thuật GMO trong chuỗi sản xuất, giảm thiểu lãng phí, lượng chất thải thấp.

 

suc manh cua chung nhan Ecogarantie



+ Tính an toàn: các sản phẩm chứng nhận Ecogarantie phải tuân thủ quy định của Bỉ và châu Âu về an toàn sản phẩm, nguồn gốc rõ ràng.

+ Có tác động nhỏ nhất đến môi trường: các sản phẩm chứng nhận Ecogarantie cần có tác động tối thiểu đến môi trường. Mức độ độc hại thấp đối với nguồn nước, không khí,..., khả năng phân hủy sinh học tốt, lượng khoáng chất độc hại bị hạn chế.

Quy định về thành phần của sản phẩm có chứng nhận Ecograntie

+ 100% thành phần hữu cơ: Những thành phần thực vật từ nông nghiệp phải bắt buộc được trồng theo hướng hữu cơ trừ trường hợp có chứng minh đúng là chúng không có sẵn. Trong trường hợp này, chúng phải được nêu rõ.

+ Nguồn gốc thành phần: nguồn gốc của thành phần phải đáp ứng tiêu chí nghiêm ngặt như trong tiêu chuẩn, nguyên liệu thô và bán thành phẩm phải bắt buộc chỉ qua quá trình chế biển đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm về sinh thái.

+Nguyên liệu tái chế: nguyên liệu thô phải tái chế được nếu có thể, bao bì tái chế, tái sử dụng được phải được sử dụng nếu có thể.

+ Cấm nhóm hóa chất halogen gây hại gồm: flo, clo, brôm, iốt và astatine

+ Cấm GMO: Việc sử dụng GMOs hay kỹ thuật GMO bị cấm trong tiêu chuẩn Ecogarantie

+ Cấm VOC: Volatile Organic Components là nhóm hóa chất có thể ảnh hưởng dến sức khỏe và môi trường, nên bị cấm trong các sản phẩm chứng nhận Ecogaratie.

+ Cấm nhóm hóa chất dầu mỏ (petrochmicals)

+ Zero waste: khuyến khích nói không với lãng phí năng lượng, giảm thiểu lãng phí tài nguyên, Ecogarantie kiến nghị việc tái chế sản phẩm ở mỗi công đoạn để bảo vệ môi trường.

+ Tôn trọng tự nhiên: lượng thí khải thấp, dễ dàng vận chuyển, không chất độc, khả năng phân hủy sinh học tốt.

Xem thêm sản phẩm tẩy rửa hữu cơ chứng nhận Ecogarantie

 

2. Chứng nhận Ecocert

Đây là một trong những chứng nhận được xuất hiện sớm nhất, vào năm 2013 tại Pháp. Chứng nhận ECOCERT dựa vào 02 tiêu chí:

+ Việc sử dụng nguyên liệu từ thành phần được tái chế, và được sản xuất theo quy trình thân thiện với môi trường. Theo đó, phải chắc chắn rằng sản phẩm có nhãn ECOCERT không chứa GMO, parabens, phenoxyethanol, nanoparticles, silicon, PEG, chất nhuộm, chất tạo mùi hương tổng hợp, không được thử nghiệm trên động vật.

+ Quy định thành phần tối thiểu từ thiên nhiên mà sản phẩm phải đạt được để được chứng nhận ECOCERT:

- Với chứng nhận Ecocert Organic: ít nhất 95% thành phần phải có nguồn gốc thực vật, và ít nhất tổng 10% tổng lượng thành phần phải từ nông nghiệp hữu cơ (lượng thành phần được xác định bởi cân nặng weight)

- Với chứng nhận Ecocert Nature: ít nhất 50% thành phần phải có nguồn gốc thực vật, và ít nhất tổng 5% tổng lượng thành phần phải từ nông nghiệp hữu cơ (lượng thành phần được xác định bởi cân nặng weight)

 

tieu chuan huu co Cosmos

Chứng nhận Cosmos Ecocert

 

Ý tưởng về  COSMOS bắt đầu xuất hiện vào năm 2002, bởi sự kết hợp của 05 tổ chức lớn chuyên về đặt ra các tiêu chuẩn cho mỹ phẩm hữu cơ và thiên nhiên tại châu Âu gồm BDIH, COSMEBIO, Ecocert Greenlife, ICEA, Soil Association.

Đến năm 2010, thì tiêu chuẩn COSMOS chính thức được công bố và được quản lý bởi một tổ chức phi lợi nhuận do 05 tổ chức lớn trên thành lập.

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn COSMOS phải đạt 05 tiêu chí sau:

- Các thành phần nguyên liêu để chế biến sản phẩm phải chứa ít nhất 95% thành phần hữu cơ. Riêng đối với các mỹ phẩm có tính chất làm sạch, các sản phẩm nước không nhũ tương và các sản phẩm có ít nhất 80% khoáng sản hoặc thành phần có nguồn gốc khoáng sản, thì ít nhất 10% tổng sản phẩm phải là hữu cơ.

- Nguyên liệu chế tạo từ thiên nhiên qua quy trình sản xuất sạch, hợp với nguyên tắc công nghiệp xanh.

- Chất lượng nước nếu có trong sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn.

- Thành phần chất khoáng phải sạch sẽ và tuân thủ quy định môi trường khi sử dụng và chế biến.

- Các thành phần khác: một số thành phần để bảo quản được tiêu chuẩn phải đảm bảo sử dụng số lượng ít và ít gây ảnh hưởng lớn.

 

Tiêu chuẩn COSMOS có 02 loại:

+ Sản phẩm hữu cơ: yêu cầu sản phẩm phải chứa ít nhất một tỷ lệ lượng nguyên liệu thành phần hữu cơ.


+ Sản phẩm thiên nhiên: đáp ứng các tiêu chuẩn khác, nhưng không đáp ứng lượng yêu cầu tối thiều  của nguyên liệu thành phần hữu cơ phải đạt.

Ngoài ra còn một số chứng nhận hữu cơ khác. Khi mua chọn sản phẩm hữu cơ các bạn để ý những chứng nhận hữu cơ kèm theo này nhé.

Xem thêm: chứng nhận hữu cơ tiêu biểu khác

 

Bài viết liên quan

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận