Chào mừng bạn đến với Beyond U,

    Đăng ký

Mẹo chọn kem chống nắng hữu cơ tốt nhất cho từng loại da

Ngày càng nhiều người lựa chọn kem chống nắng hữu cơ như là một giải pháp bảo vệ da hiệu quả mà an toàn hơn so với những dòng kem chống nắng khác. Nhưng kem chống nắng hữu cơ là gì, có gì đặc biệt và làm sao để chọn kem chống nắng hữu cơ phù hợp. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.


meo chon kem chong nang huu co



1. Hiểu rõ về kem chống nắng hữu cơ


Bạn đã biết kem chống nắng hữu cơ là gì chưa? Nó khác gì với kem chống nắng hóa học hay vật lý thông thường? Nếu đã biết hãy bỏ qua phần này và chuyển sang mục 2.

Kem chống nắng khoáng sản (hay vật lý):

+Nguyên lý hoạt động: tạo lớp màng chắn bảo vệ giúp ngăn chặn, phát tán và phản xạ tia UV, khiến chúng không thể xuyên qua da được. Kem nằm trên bề mặt da như một lớp áo, một bức tường có khả năng phản xạ lại tia cực tím. Thành phần chính của KCNVL là là Zinc oxide và Titanium dioxide.


+Ưu điểm: Lành tính hơn so với kem chống nắng hóa học


+ Nhược điểm: Vì tạo một lớp màng bảo vệ nên nó sẽ để lại trên mặt bạn một lớp trắng xoá, để lâu gây cảm giác hơi bí và dễ gây bóng nhờn. Cái này hiện các công ty đang cải thiện.

Nhiều thương hiệu chính đang thêm các thành phần chống nắng khoáng sản vào kem chống nắng của họ? Vấn đề là, thêm thành phần vật lý vào sản phẩm của họ chứ không phải là công thức hóa lại sản phẩm an toàn, chúng vẫn có thể chứa các hóa chất độc hại, bao gồm không chỉ các chất làm mềm tổng hợp, chất bảo quản và mùi thơm mà còn các thành phần kem chống nắng hóa học.


Kem chống nắng hoá học:

+
Nguyên lý hoạt động: hoạt động như một màng lọc hóa học, bằng cách hấp thu và thẩm thấu các tia UV, chúng sẽ tự xử lí và phân hủy, phóng thích tia UV trước khi các tia này có thể làm tổn hại đến da . Thành phần chính của nó là: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone... nhưng bạn chẳng cần nhớ đâu. Cách đơn giản nhất để nhận biết đó là nhìn xem trong thành phần có Zinc Oxide và Titanium Dioxide không, nếu có thì đó là kem chống nắng vật lý, không có thì là kem chống nắng hóa học.

+
Ưu điểm: thấm nhanh vào da, không làm da bạn bóng dầu và trắng xóa.

+
Nhược điểm: không bền vững dưới nắng và phải chờ 15-20 phút để kem ngấm vào da trước khi ra nắng.

Ngoài ra một số nghiên cứu gần đây cho biết, kem chống nắng hóa học thậm chí có liên quan đến những rối loạn hoóc môn như sự dậy thì sớm, số lượng tinh trùng thấp và ung thư vú, cũng như các phản ứng dị ứng.
Để tránh các thành phần kem chống nắng hoá học trong việc bảo vệ tia cực tím, tìm tránh Oxybenzone, Octinoxate, Homosalate, Octisalate, Octocrylene, và Avobenzone trên các thành phần.


Kem chống nắng hữu cơ:

Các thành phần trong kem chống nắng hữu cơ được sản xuất từ nguyên liệu và quy trình chuẩn nông nghiệp hữu cơ,  không có thuốc trừ sâu và các hóa chất độc hại khác, được chứng nhận hữu cơ bởi tổ chức độc lập. Điều này làm cho chúng trở thành một lựa chọn lành mạnh và an toàn hơn so với thành phần sản xuất thông thường mà vẫn giữ được tính hiệu quả. Chính vì điều này kem chống nắng hữu cơ dần trở thành một lựa chọn thay thế mới của chị em trên thế giới.



 2. Hiểu về chỉ số SPF

SPF ( Sun Protection Factor ) là chỉ số thể hiện khả năng chống nắng, bảo vệ làn da chống lại tia UVB, các loại bức xạ gây cháy nắng và thiệt hại cho làn da con người. Chỉ số SPF không thể hiện khả năng bảo vệ làn da chống lại tia UVA.

Để dễ hình dung, mình sẽ giải thích SPF dưới dạng ví dụ đơn giản như thế này: Bình thường, có thể làn da tự nhiên của bạn có khả năng chống nắng trong khoảng 10 phút, rồi bạn sử dụng một loại kem chống nắng có chỉ số SPF 15, lúc đó làn da bạn có khả năng chống nắng trong khoảng 150 phút.

Chỉ số SPF thường dùng để chỉ thời gian chống nắng hiệu quả, tuy nhiên nó cũng quy định chất lượng chống nắng. Theo đó, chỉ số SPF càng cao, thời gian chống nắng càng lâu và hiệu quả chống nắng càng tăng.


SPF 15 chống được 93% tia UVB
SPF 30 chống được 97% tia UVB
SPF 50 chống được 98% tia UVB

Chỉ số % ở đây là số hạt photon ngăn chặn được.
Nếu bạn dùng SPF 15, với 100 photon tia UVB trong ánh sáng mặt trời, bạn có thể ngăn chặn được 93 hạt và để 7 hạt xuyên qua.
Nếu dùng SPF 30, với 100 photon tia UVB, bạn có thể ngăn chặn được 97 hạt và để xuyên qua 3 hạt.


- PA (Protection Grade of UVA) đo khả năng chống tia UVA. Có 3 mức độ là PA+, PA++, PA+++ tương ứng với mức độ chống tia UVA yếu (4h), vừa (8h) và mạnh (12h).

Bạn nên chọn loại kem chống nắng có cả 2 chỉ số SPF và PA để được bảo vệ một cách tốt nhất.

Tất cả các loại kem chống nắng đều chống được UVB, nhưng không phải loại nào cũng chống được UVA. Các sản phẩm chống nắng bảo vệ da khỏi cả 2 tia UVA và UVB trên bao bì thường ghi như sau: SPF… PA… (Ví dụ SPF30 PA+++), UVA/UVB hoặc UV A/B, thậm chí nếu là UV A/B/C thì quá tuyệt, hoặc Broad Spectrum hoặc Full Spectrum (phổ rộng).

Còn nếu sản phẩm ghi mỗi chỉ số SPF nghĩa là chỉ chống được UVB thôi nhé, tất nhiên là không sao, vẫn dùng được, tuy nhiên sẽ không bảo vệ da một cách trọn vẹn được thôi.


3. Chọn kem chống nắng hữu cơ cho từng loại da

Kem chống nắng hữu cơ cho da khô:

Đối với da khô, việc chọn kem chống nắng có chứa chất dưỡng ẩm cho da là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, da khô dễ bị lão hóa và nhăn nheo sau khi phơi nắng nên dù bạn có sử dụng kem chống nắng chứa chất dưỡng da thì vẫn nên thoa thêm kem dưỡng trước khi dùng kem chống nắng.

Kem chống nắng hữu cơ cho da dầu (da nhờn):

Da dầu mà phải chịu lớp kem dày bám trên mặt thì sẽ nhớp nháp khó chịu vô cùng, chưa kể nếu lớp kem vốn có màu trắng hơn da, lúc bị hòa vào dầu rồi loang lổ không đều màu mới thật là thảm họa. Bạn nên chọn các loại kem chống nắng  “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc "Oil Free" (không dầu), hoặc các loại kem chống nắng dạng lotion, gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da.

Kem chống nắng hữu cơ cho da nhạy cảm:

Một trong những kỹ năng cần thiết đó là nên biết qua một số thành phần quan trọng trong mỹ phẩm. Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm thì thành phần bạn cần tránh xa đó là oxybenzone và PABA, tức là nên nói không với kem chống nắng hóa học. Nên lựa chọn kem chống nắng hữu cơ dịu nhẹ, không gây kích ứng da.

Kem chống nắng hữu cơ cho da hỗn hợp:


Tương tự da dầu hay da khô, nên chọn kem chống nắng có thành phần dưỡng, và không gây nhờn, không gây bít lỗ chân lông.

Hy vọng bài viết này giúp bạn tham khảo để chọn được loại kem chống nắng an toàn và phù hợp cho mình.


kem chong nang huu co Wooden Spoon dang lotion




Bài viết liên quan

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận